Millennials hay còn gọi thế hệ Y, bao gồm những người sinh từ đầu năm 1989 đến cuối 2000. Họ là thế hệ đầu tiên tiếp xúc với Internet, lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội. Từ sinh viên năm thứ nhất cho đến người đã đi làm 5-10 năm, độ tuổi 18-35 được đánh giá là lực lượng lao động năng động nhất của nền kinh tế.
Nguyễn Bảo Hoàng - Chủ tịch Công ty cổ phần Good Day, đơn vị nhượng quyền phát triển thương hiệu McDonald’s tại Việt Nam, cho rằng thế hệ sinh năm 1989-2000 phù hợp với môi trường làm việc cởi mở tại McDonald’s.
Thế hệ Millennials cũng được ông Hoàng đánh giá cao tại Hội nghị Nhân sự Việt Nam 2017 tổ chức mới đây ở TP HCM. Doanh nhân này ngỏ ý sẽ chiêu mộ nhiều nhân tài trẻ để phục vụ kế hoạch mở rộng hệ thống nhà hàng trong thời gian tới.
Ông Hoàng cho biết, Việt Nam hiện có tới hơn 35% dân số thuộc thế hệ Millennials. Không giống thế hệ đi trước, Millennials được tiếp cận nhiều hơn với công nghệ. Phần lớn họ sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để kết nối với nhau, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cách thức làm việc trong thời đại Internet.
Ông dẫn báo cáo của Đại học Bentley (Mỹ) cho thấy, Millennials làm việc trung bình 9 tiếng mỗi ngày và 89% vẫn làm việc qua email ngay cả khi đã hết giờ làm việc.
![]() |
Ông Nguyễn Bảo Hoàng tham gia chương trình “Tri ân nhân viên”, thăm hỏi, cảm ơn nhân viên tại nhà hàng McDonald’s. |
Đến năm 2025, thế hệ này sẽ chiếm 75% lực lượng lao động toàn cầu. Millennials thông minh, học hỏi nhanh và dễ thích ứng. Họ thích làm việc, giao tiếp với những người có cùng nền văn hóa và ngôn ngữ.
Điểm mạnh khác là đa nhiệm, có khả năng kiểm soát và rèn luyện kỹ năng, có thể làm việc linh hoạt tại văn phòng, ở nhà, vào ngày nghỉ, qua email hay facebook, viber, whatapps, yammer…
Tuy nhiên, theo ông Hoàng, lực lượng này không quan tâm quá nhiều về việc người khác đánh giá sao về họ, điều này có thể khiến một số cấp lãnh đạo thuộc thế hệ 7x đánh giá thái độ và kỹ năng làm việc nhóm chưa chuyên nghiệp.
Đôi khi họ bướng bỉnh và hành động theo cách riêng, khác với văn hoá tổ chức. Họ yêu cầu bình đẳng, không nên có khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên nhưng thiếu cam kết cống hiến lâu dài bởi họ có nhiều cơ hội nghề nghiệp và dễ dàng nghỉ việc.
Ông cho rằng, giữa các thế hệ có sự khác biệt về giai đoạn xã hội, bối cảnh và công nghệ. Người lớn tuổi (7X) cư xử với thế hệ Millennials (8-10X) như đối với đàn em còn non nớt kinh nghiệm trong công việc và cuộc sống. Họ không muốn lắng nghe, không dám giao phó và không đủ kiên nhẫn để đào tạo lớp người trẻ này.
"Bất kỳ lỗi lầm nào cũng chịu khiển trách với lí do thiếu kiến thức, kinh nghiệm. Song ở họ có cách phân tích sự việc theo nhiều hướng khác nhau khiến tôi tin rằng, Millennials sẽ can đảm hơn và sẵn sàng đón nhận thử thách", doanh nhân này cho biết.
Sử dụng nguồn nhân lực trẻ mang lại nhiều tiềm năng, song cũng đầy thách thức với phần lớn các doanh nghiệp hiện nay. Để quản lý nhân sự hiệu quả, theo doanh nhân Nguyễn Bảo Hoàng, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch phát triển, sắp xếp để tối ưu hóa năng lực làm việc của nhân sự đa thế hệ.
Môi trường làm việc cần thoải mái, tạo động lực và nếp văn hóa phù hợp với sự đa dạng về nhận thức, suy nghĩ, cách làm việc của mọi tầng lớp nhân viên trong cùng công ty. Để tối đa hóa năng lực làm việc của người trẻ, nên gộp họ vào nhóm chung tiếng nói, trao cơ hội đưa ra ý tưởng mới, làm việc và sống theo lý tưởng của mình.
![]() |
Ông Nguyễn Bảo Hoàng chia sẻ chủ đề "Millennials for Future" tại Hội nghị Nhân sự Việt Nam - VNHR Summit 2017. Chi tiết xem tại đây. |
Thế hệ Millennials khiến ông Hoàng nhớ về công việc làm thêm đầu tiên của mình vào kỳ nghỉ hè. "Lúc ấy mới 15 tuổi, tôi đã học cách làm burger, chiên khoai tây và mọi công việc ở cửa hàng để thỏa giấc mơ làm việc cho tập đoàn thức ăn nhanh lớn nhất thế giới. Lần thứ 2 quay trở lại là khi tôi nung nấu ý tưởng đưa McDonald’s về Việt Nam. Mất 10 năm thuyết phục, tập đoàn mới gật đầu đồng ý", ông chia sẻ.
Tại McDonald’s, nguồn nhân lực trẻ luôn được chào đón, trao cơ hội và đánh giá đúng năng lực. Đây cũng là cái nôi sản sinh ra những nhà quản lý xuất sắc, tiên phong trong việc cách tân ngành thức ăn nhanh. Harry Sonneborn - Giám đốc điều hành đầu tiên, Fred Tuner - CEO đời thứ hai; Don Conley - Phó chủ tịch McDonald's... đều là những nhà quản lý cốt cán của tập đoàn được cất nhắc lên từ vị trí nhân viên bình thường.
Liên tiếp 2 năm, McDonald’s Việt Nam lọt top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam. Doanh nghiệp giữ vị trí thứ 4 trong lĩnh vực nhà hàng - du lịch trong danh sách do Anphabe công bố tháng 3/2017. Ở đây, mỗi nhân viên ở từng cấp bậc đều có cơ hội đào tạo và phát triển tối đa, giống như tôn chỉ chung trong mạng lưới hơn 100 quốc gia suốt 30 năm qua.
Các chương trình 'Tháng tri ân nhân viên', 'Apprentice - Thực tập sinh', 'Management Trainee - Quản lý tập sự', 'Career Day - Ngày hội việc làm' và chính sách ghi nhận đóng góp của nhân viên... đã mang lại kết quả ấn tượng cho McDonald’s Việt Nam. Mức độ hài lòng và gắn kết của nhân viên gia tăng. Tỷ lệ nhân viên chuyển hoặc nghỉ việc thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình trong ngành.
Nhà hàng đầu tiên của McDonald’s Việt Nam đi vào hoạt động từ tháng 2/2014. Đến nay, toàn hệ thống đã có 16 nhà hàng tại TP HCM và đang có kế hoạch mở rộng hệ thống ra Hà Nội. Tới đây, McDonald’s Việt Nam sẽ có kế hoạch mở rộng ra Hà Nội và thị trường phía Bắc.
Huệ Chi